cơ cấu tổ chức

liên kết

Tiện ích


TIN TỨC Y TẾ

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG MÙA DỊCH VI RÚT CORONA
[ Cập nhật vào ngày (10/02/2020) ]

Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút corona (2019-nCoV), dinh dưỡng góp phần quan trọng trong phòng và điều trị - Dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để chống đở trước tác nhân gây bệnh.


Hệ hô hấp cũng giống với các hệ cơ quan khác trong cơ thể, đều phụ thuộc vào bộ máy miễn dịch chung (bao gồm các tế bào diệt khuẩn và các kháng thể). Để các tế bào hoạt động bình thường cần cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng từ tinh bột, chất đạm, chất béo, nước, vitamin và khoáng chất.

Cần lưu ý là: không có 1 thực phẩm đặc biệt nào làm tăng sức đề kháng cho riêng hệ hô hấp. Mỗi loại thực phẩm có một số chất dinh dưỡng đặc hiệu. Do đó, chúng ta nên ăn đa dạng, cân bằng tất cả các loại thực phẩm như:

+ Ăn cân bằng nhóm thực phẩm giàu chất bột đường từ cơm, bún, phở, bánh mì,…

+ Cân bằng với nhóm thực phẩm giàu chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại hải sản, các loại đậu, các loại hạt

+ Một ít chất béo từ dầu hoặc các loại hạt

+ Tăng cường gấp đôi rau xanh, trái cây trong khẩu phần

Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm; Selen, đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể:

+ Vitamin A và Beta-caroten: vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa. Việc sản xuất các kháng thể trên bề mặt niêm mạc có tác dụng lớn trong việc chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A gồm: gan động vật, lòng đỏ trứng. Các loại rau và trái cây cũng chứa nhiều Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả có màu vàng/ màu đỏ…

 

+ Vitamin C:  giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua hỗ trợ sản xuất interferon (loại protein chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch). Đây là chất dinh dưỡng giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, từ đó có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C đến từ trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…

 

+ Vitamin E: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có thể làm tăng đáng kể khả năng miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Trong cơ thể, vitamin E tham gia chuyển hóa của các tế bào; bảo vệ màng tế bào khỏi bị oxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E chủ yếu có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.

 

+ Vitamin D: là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D từ ánh nắng mặt trời (cần tắm nắng từ 15-30 phút) hoặc từ thực phẩm như sữa tách béo hoặc hải sản, trứng, nấm,…

+ Selen: Nguyên tố khoáng chất vi lượng selen là một chất chống oxy hóa mạnh. Đủ lượng selen sẽ giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể. Nguồn cung cấp selen là các loại thực phẩm như gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển…

 

+ Sắt và Kẽm: Sắt và kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua... là nguồn cung cấp kẽm vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, gan động vật và thịt nạc cũng rất giàu sắt.

- Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…

- Cần cung cấp 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày:

+ Không được để miệng và cổ họng khô; Cần uống nước sạch, nước đun sôi để nguội, uống chậm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát;

+ Không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần; Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ; Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận do vậy cần hạn chế.

Như vậy, khi cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng nghĩa với chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng để chống lại virus.        



CN LEN

  In bài viết



tin mới


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức

Text/HTML

Run 3 free games unblocked Yatak Odası Takımı