"Đừng để vẻ ngoài 'khỏe mạnh' đánh lừa bạn – thiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe mà không hề có triệu chứng rõ ràng."
Ferritin là một protein đặc biệt có nhiệm vụ dự trữ sắt trong cơ thể. Dù phần lớn ferritin nằm ở gan, tủy xương, lách, nhưng một lượng nhỏ lưu hành trong máu có thể được đo bằng xét nghiệm – giúp bác sĩ biết được cơ thể bạn đang thiếu hay dư sắt.
Khi nào nên xét nghiệm Ferritin?
🔻 Thiếu sắt (Ferritin thấp):
- Mệt mỏi, uể oải kéo dài
- Thở dốc, hoa mắt, chóng mặt
- Da nhợt nhạt, móng tay giòn yếu
- Trẻ em chậm tăng cân, khó tập trung, biếng ăn
🔺 Thừa sắt (Ferritin cao):
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Rối loạn nhịp tim, gan nhiễm sắt
Trẻ em cũng có thể bị thiếu sắt mà không hề biết!
Nhiều trường hợp trẻ vẫn ăn uống tốt, chơi bình thường, nhưng khi kiểm tra tổng quát lại phát hiện nồng độ Ferritin thấp. Nếu không phát hiện sớm và điều chỉnh, trẻ có thể nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ và miễn dịch.
Xét nghiệm Ferritin giúp phát hiện hoặc hỗ trợ đánh giá:
-Rối loạn chuyển hóa sắt (bao gồm cả thiếu và thừa sắt)
- Thiếu sắt tiềm ẩn ở cả trẻ em và người lớn – dù chưa có biểu hiện rõ ràng
- Hỗ trợ phát hiện nguy cơ bệnh gan hoặc viêm mạn tính khi Ferritin tăng bất thường
Lắng nghe cơ thể – bảo vệ sức khỏe từ những điều nhỏ nhất.
Nếu bạn hoặc người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ, có dấu hiệu bất thường – hãy đến BVĐK Cẩm Mỹ để được kiểm tra Ferritin và nhận tư vấn sớm nhất!